[BẬT MÍ] 6 bí quyết lập thời gian biểu luyện thi IELTS hợp lý và hiệu quả
Thời gian biểu luyện thi IELTS là một trong những yếu tố tác động tới kết quả kỳ thi IELTS của bạn. Trong bài viết dưới đây, BamBoo sẽ giúp bạn thiết lập một thời gian biểu khoa học và hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS đạt kết quả tốt nhất.
Việc lập thời gian biểu luyện thi IELTS giúp bạn học tập hiệu quả hơn và nhanh chóng đạt được mục tiêu. Thế nhưng, bạn đang băn khoăn không biết nên lập thời gian biểu thế nào, phân bổ các kỹ năng học sao cho hợp lý? Hiểu được điều đó, BamBoo sẽ giới thiệu đến bạn 6 bí quyết lập thời gian biểu thật khoa học cho quá trình luyện thi IELTS của bạn, tham khảo ngay!
1. Xác định năng lực Tiếng Anh và đặt mục tiêu dài hạn
Trước khi bắt tay xây dựng một lịch trình học hiệu quả nhất thì bạn nên xác định được trình độ của bản thân đang ở đâu. Sau khi đã biết trình độ thực tế của mình, bạn cần làm rõ được lý do mình dự thi IELTS và xác định được mốc điểm kỳ vọng. Khi trả lời được các câu trên, bạn mới có thể dễ dàng lập ra lộ trình ôn tập IELTS hiệu quả, sát với thực tế.
Để xác định được năng lực của chính mình bạn có thể tham gia các kỳ thi IELTS thử , hoặc làm các bài test nhanh để hiểu rõ bản thân mình hơn nhé.
Bí quyết lập thời gian biểu luyện thi IELTS hiệu quả
Sau khi xác định được năng lực chính mình và đặt mục tiêu với số điểm mà mình mong muốn thì bước tiếp theo bạn cần làm đó là lập thời gian biểu ôn luyện khoa học. Phương pháp lập thời gian biểu luyện thi IELTS mà BamBoo sắp giới thiệu đến bạn không chỉ giúp việc học trở nên hiệu quả hơn mà còn tạo cảm giác hứng thú khi học. Khám phá ngay sau đây!
2.1. Bảng thời gian biểu luyện thi IELTS mẫu
Bạn nên xác định được mình có thể dành bao nhiêu thời gian trong ngày để ôn luyện, từ đó phân bổ các kỹ năng học đan xen nhau sao cho hợp lý, không lặp lại.
Monday; Listening Reading
Tuesday; Speaking Writing
Wednesday; Listening Reading
Thursday; Speaking Writing
Friday; Listening Reading
Saturday; Speaking Writing
Sunday; ôn tập
Listening & Speaking: 45’ – 1h/buổi học
Reading & Writing: 1h45’ – 2h/buổi học
Kỹ năng Đọc sẽ giúp bạn cọ xát được với nhiều từ vựng mới, hỗ trợ tốt cho việc Nghe; hay kỹ năng Nói với nhiều tình huống mới lạ và độc đáo sẽ giúp bạn có được nhiều ý tưởng khi luyện kỹ năng Viết.
Hơn hết, Đọc và Viết là 2 kỹ năng cần nhiều thời gian để ôn luyện, nên bạn không thể kết hợp 2 kỹ năng này trong một buổi học sẽ làm mất tính kiên nhẫn và sự tập trung khi ôn luyện. Vì thế bạn nên kết hợp kỹ năng Nghe và Đọc trong một buổi học, tương tự với kỹ năng Nói và Viết.
Khi bạn đã dành nhiều thời gian trong tuần để ôn luyện thì cuối tuần là lúc bạn nên tổng hợp lại các kiến thức đã học được trong tuần qua. Tự đánh giá bản thân đã tốt phần nào, chưa ổn ở đâu và củng cố những điểm mà mình còn thiếu sót. Dành thời gian để thư giãn, đồng thời lên kế hoạch học tập cho tuần tiếp theo.
2.2. Sắp xếp thời gian học
Chia thời gian học IELTS với 2-3h mỗi ngày để ôn luyện là khá hợp lý và vừa đủ. Sắp xếp thời gian học đều đặn sẽ giúp bạn không phải nhồi nhét kiến thức một cách quá tải trong thời gian dài, tránh tạo áp lực không cần thiết.
Với những bạn mất gốc ngữ pháp hoặc nền tảng chưa vững chắc:
Nên dành khoảng 80% thời gian ôn luyện để học ngữ pháp.
Luyện tập và học thêm các bài thuộc kỹ năng Nghe – Đọc ở mức độ dễ. Khoảng thời gian luyện tập này vừa giúp củng cố ngữ pháp, bồi dưỡng vốn từ cơ bản và làm quen với định dạng đề thi.
Với những bạn đã nắm rõ ngữ pháp và đang tập làm quen với định dạng bài thi IELTS thì nên:
Dành 50% thời gian để củng cố ngữ pháp
Dành 1 – 1,5 tiếng còn lại để học và luyện đề 4 kỹ năng.
Lưu ý: Để tránh nhàm chán thì hàng tuần bạn nên luân phiên thay đổi thứ tự học các kỹ năng. Tuy nhiên, có một số cặp kỹ năng nên được sắp xếp học cùng nhau để bổ trợ tính hiệu quả. Bạn có thể kết hợp học Writing với việc học từ vựng theo chủ đề/ cụm từ vựng học thuật. Ngôn ngữ không trang trọng (informal) có thể được rèn luyện trong cả hội thoại Listening và có thể ứng dụng vào Speaking.
Thêm vào đó, học cách phát âm chuẩn và thẩm âm (âm đuôi, âm đơn…) trong kỹ năng nghe cũng bổ trợ rất tốt trong quá trình nói.
Tùy vào lịch học và làm việc cá nhân, mà ta có thể phân bổ thời gian học IELTS hợp lý. Tuy nhiên, IDP khuyến nghị bạn nên dành ít nhất 1 tiếng cho mỗi ca học để đảm bảo tính tập trung và năng suất.
Paragraph – Ideal IELTS Self Study Schedule – Bí quyết lập thời gian biểu luyện thi IELTS hiệu quả – IMG1
Nên có thời gian biểu luyện thi IELTS tối thiểu 4 giờ mỗi ngày
2.3. Ôn luyện mỗi ngày
Sau khi đã lên lịch cho các ngày theo kỹ năng, bạn cần làm rõ các dạng bài của từng kỹ năng. Những dạng bài khó, khiến bạn lúng túng sẽ cần được phân bổ nhiều thời gian hơn. Tương tự như thế, những kỹ năng còn yếu sẽ cần bạn chọn lựa tài liệu và phương pháp ôn thi tuần tự để có thể cải thiện dần.
Kết hợp 2 kỹ năng trong một buổi ôn luyện
2.4. Rèn luyện khả năng tập trung và tính kiên nhẫn
Để ôn thi IELTS thành công, bạn cần có khả năng quản lý sự tập trung và rèn luyện tính kiên nhẫn. Có rất nhiều cách để rèn luyện và quản lý sự tập trung như:
Xây dựng môi trường học lý tưởng: Hãy tìm một không gian học tập riêng tư, yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Một góc học tập ngăn nắp với đầy đủ các nhóm tài liệu, văn phòng phẩm, từ điển sẽ giúp bạn nhanh chóng bước vào chế độ tập trung hơn.
Giảm thiểu tối đa khả năng bị làm phiền: Hãy tắt điện thoại hoặc bật chế độ máy bay trong thời gian học. Nếu cần phải sử dụng máy tính, hãy cài các phần mềm chặn website, mạng xã hội dễ gây phân tán. Hoặc thậm chí báo cho bạn bè và gia đình của bạn biết về kế hoạch ôn thi để không bị làm phiền.
Tạo động lực bằng cách tìm bạn đồng hành: Một người bạn đang cùng ôn thi IELTS sẽ giúp bạn giữ vững cam kết và học tập hiệu quả hơn. Hãy tạo ra những buổi check-in ngắn sau mỗi buổi học để kiểm tra tiến độ của nhau.
Ôn tập kỷ luật và tập trung chính là chìa khóa thành công giúp bạn chinh phục kỳ thi. Hãy luôn thực hiện cam kết với kế hoạch bạn đã lập và chỉ chỉnh sửa sau khi đã cố gắng hết sức.
2.5. Cho phép bản thân thư giãn
Mỗi tuần, hãy dành thời gian cho phép bản thân nghỉ ngơi xem phim, nghe nhạc hoặc xem các chương trình truyền hình bằng tiếng Anh. Đây là cách nghỉ ngơi giúp bạn vừa trau dồi kỹ năng Nghe, củng cố từ vựng vừa giải tỏa áp lực sau thời gian học hành chăm chỉ.
2.6. Thi thử trước khi bắt đầu thi chính thức
Khoảng 1-2 tháng trước kỳ thi chính thức bạn nên tham gia thi thử để xác định được khả năng của mình. Bạn còn cách bao xa so với mục tiêu đề ra; từ đó củng cố kiến thức, kỹ năng chưa vừng, đồng thời lấy đó làm động lực để phấn đấu hơn nữa.
Ngược lại, nếu số điểm vượt qua mục tiêu thì cũng đừng chủ quan, hãy tiếp tục ôn luyện và trau dồi thêm cho mình kiến thức nâng cao hơn nữa nhé.
Có kế hoạch thi thử 1-2 tháng trước khi thi chính